Công bố kết quả vòng Chung Kết khu vực cuộc thi Thử Thách Truyền Cảm Hứng 2022
Đời Sống

Công bố kết quả vòng Chung Kết khu vực cuộc thi Thử Thách Truyền Cảm Hứng 2022

Trong hạng mục về nguyên vật liệu bền vững, đội BUMBLR đến từ Ấn Độ đã phát triển chất kết dính từ sáp ong cho sản phẩm giấy ghi chú Post-it Notes vốn là sản phẩm mang tính biểu tượng của 3M. 

Đây là ý tưởng đã giúp 4 sinh viên của trường Đại học PES thành phố Bangalore, Ấn Độ vượt qua tám đội trong vòng chung kết khu vực và trở thành quán quân cuộc thi Thử thách truyền cảm hứng 3M (The 3M Inspire Challenge 2022). Cuộc thi dành cho các sinh viên từ các trường đại học trong khu vực tổ chức bởi 3M – một công ty khoa học có quy mô toàn cầu. Đây là lần thứ hai 3M tổ chức cuộc thi này.

Sau nhiều tháng lên ý tưởng và cải tiến dưới sự hướng dẫn của các cố vấn từ 3M, đội BUMBLR đã vượt qua các đội đến từ 10 quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương gồm Úc, New Zealand, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Trước khi chiến thắng giành giải thưởng tiền mặt 7.000 đô la Mỹ ở vòng chung kết cấp khu vực, đội BUMBLR đã có cơ hội cùng các đội vô địch quốc gia khác thực tập tại các văn phòng của 3M.

Nói về cảm hứng sáng tạo giành chiến thắng, đại diện đội thắng cuộc, đội trưởng Dhruva Guruprasad cho biết: “Hành trình xuyên suốt cuộc thi vô cùng đáng nhớ với chúng em. Đây là một trải nghiệm mới mẻ khi chúng em tìm ra giải pháp thay thế bền vững là chất kết dính vô cơ, mặc dù lĩnh vực này vốn xa lạ với chúng em lúc ban đầu. Cuộc thi đã để lại cho chúng em sự tò mò về ảnh hưởng từ những thay đổi nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Chúng tôi muốn cám ơn 3M đã kết nối những cá nhân hoàn toàn khác biệt từ khắp nơi và có cơ hội cùng làm việc với nhau để hướng đến một tương lai bền vững hơn.”

Jim Falteisek, phó chủ tịch cấp cao, quản lý vùng 3M khu vực Châu Á và Giám đốc điều hành 3M Hàn Quốc chia sẻ: “Tôi hi vọng rằng các thí sinh đã có 4 tháng đầy thử thách nhưng cũng thật bổ ích. Các giải pháp đề xuất bởi các thí sinh tham gia 3M Inspire Challenge giúp chúng tôi có đươc nhiều hơn là việc cải tiến kinh doanh. Các sinh viên cho chúng tôi thấy được tác động từ các nguyên vật liệu bền vững, sáng tạo mô hình mới và tăng cường sự công bằng có thể phản hồi thách thức đối với toàn cầu và giúp tạo ra một thế giới tích cực hơn.”

Đại diện từ Việt Nam và giành danh hiệu Vô địch Quốc gia trong các vòng thi trước là team ChicSafe bao gồm bốn sinh viên từ Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh: Lê Việt Yến Chi, Phạm Thị Phương Minh, Trần Quốc Lan và Lê Thanh Trúc Mai. Đội ChiSafe tiến vào vòng chung kết khu vực với ý tưởng vật liệu bền vững với sợi dứa và nano chitosan từ vỏ tôm được phát triển thành sản phẩm khẩu trang. Với đặc tính kháng khuẩn và thân thiện với môi trường, chất liệu này cũng có thể được sử dụng để làm quần áo bền vững

Các đội vào vòng chung kết khu vực là những đội đã có ý tưởng được hội đồng giám khảo đánh giá tốt nhất theo ba chủ đề: (1) Nguyên vật liệu bền vững, (2) Mô hình kinh tế mới (Thế giới nhận thức về đại dịch), (3) Sự công bằng (thông qua khoa học và công nghệ).

Mỗi giám khảo đều đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực của mình, bao gồm kinh doanh, nghiên cứu và phát triển, nhân sự, tiếp thị. Các giám khảo bao gồm:

  1. Jim Falteisek, phó chủ tịch cấp cao, quản lý vùng 3M khu vực Châu Á và Giám đốc điều hành 3M Hàn Quốc
  2. Balbir Blassey, Giám đốc điều hành nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp, 3M Châu Á
  3. Stella Huang, Giám đốc điều hành nhân sự, Bộ phận nhân sự 3M Châu Á và Trung Quốc
  4. Mabel Low, Giám đốc Trung tâm tiếp thị khu vực TEBG, Châu Á
  5. Jalaja Menon, Lãnh đạo hoạt động TCOE, 3M Ấn Độ

Thành viên đội BUMBLR vô địch chung kết khu vực

  1. Dhruva Guruprasad, 20, Đại học PES, Bangalore
  2. Ishani Bhat, 20, Đại học PES, Bangalore
  3. Harshitha Srikanth, 20, Đại học PES, Bangalore

Anirudh Koti, 20, Đại học PES, Bangalore

Đội về nhì Fighting Maroons đến từ Philippines với giải pháp khẩu trang phẫu thuật thoáng khí có thể phân hủy sinh học “Bamboost.” Đội gồm các thành viên:

  1. Joseph Matthew Paraiso, 22, Đại học Philippines Diliman
  2. Rachel Vivien Roxas, 21, Đại học Philippines Diliman
  3. Sophia Bernadette Lunor, 22, Đại học Philippines Diliman
  4. Vivienne Viernes, 22, Đại học Philippines Diliman

Đội về ba là đội Karatape từ Indonesia với giải pháp băng dính có nguồn gốc từ rong biển có thể phân hủy sinh học. Đội gồm các thành viên:

  • Oliver, 21, Học viện công nghệ Bandung
  • Graciella Valeska Liander, 20, Học viện công nghệ Bandung
  • Richie Fane, 21, Học viện công nghệ Bandung