NSND Hồng Vân chia sẻ: đây là một vở diễn lấy nước mắt của khán giả khi vô tình họ nhìn thấy mình trong đó, một giá trị tình thân thiêng liêng không chỉ có mẹ. Chính cái tên của vở “Thương thì thương thế thôi” đã bao hàm nhiều ngụ ý nhưng lần này là một câu chuyện về tình cha. Một người cha luôn âm thầm hy sinh tất cả để bảo vệ gia đình và chấp nhận mọi quá khứ dù xấu đến thế nào thì điều còn lại cuối cùng vẫn là “Thương thì thương thế thôi”. Tình cha là một màu sắc mới cho sân khấu vì thường chúng ta luôn nghĩ về người mẹ nhưng chúng ta thường bỏ qua người cha. Nội dung truyền tải ở “Thương thì thương thế thôi” nói lên tiếng nói để chúng ta hãy gần nhau hơn đừng xem nhau như những chiếc máy chỉ nghĩ cho mình và quên đi tình thân.
Trở lại với sân khấu lần này NSND Hồng Vân chọn cho mình một vai diễn kết nối cho các nhân vật một mạch dẫn về cách vị tha, bao dung và luôn vì gia đình. Chính NSND Hồng Vân đã bao lần rơi nước mắt khi nhìn thấy NS Tuấn Anh (vai 2 đời) và NS Hoàng Thy (vai Thắm) trên sàn tập cho vở diễn “Thương thì thương thế thôi”. Bao nhiêu đó cũng chứng minh sự đầu tư cho vai diễn của thế hệ kế thừa đầy tài năng này trong từng vai diễn.
NSND Hồng Vân tâm đắc nhất câu thoại trong vở diễn “Thương thì thương thế thôi”: “tôi biêt ông là con ngựa chiến thì dù ông có đi đâu thì cuối cùng ông cũng quay về với người vợ ở nhà và đứa con mà thôi. Tui và con luôn chờ ông vì tui biết sẽ có hoàn cảnh này trong tương lai mà thôi”. Đây chính là tính nhân văn của các vở kịch tâm lý xã hội tại sân khấu kịch Hồng Vân, một giá trị tinh thần – một giá trị về tình người mà sự hiện hữu của nó là vô hình trong gia đình Việt.
Ngoài ra, vở diễn “Thương thì thương thế thôi” còn có sự góp mặt của: Thái Sơn, Phúc Tâm Vy, Duy Chương, Thắng Minh. Nhi Nhí,… là thế hệ diễn viên trẻ đầy nhiệt huyết khi đồng hành cùng các người thầy, người cô trong vở diễn.
Nhận xét chung từ khán giả sau suất diễn đầu tiên: lần đầu được xem một vở nói về tình cha khiến mình rơi nước mắt rất nhiều lần và chính mình cũng phải suy nghĩ về sự hời hợt về người cha khi đối diện vì chúng ta thường hay tâm sự với mẹ nhiều hơn. Nhưng người cha lại chính là rường cột và thấu hiểu hết nhưng lại thông qua người mẹ để động viên cũng như chia sẻ cùng mình chứ không trực tiếp nói. Một vở diễn xứng đáng cho thế hệ trẻ như tụi mình nhìn lại mối quan hệ trong gia đình. Hãy quan tâm và thương yêu cha mình hơn.
Chúng ta lúc còn trẻ ai cũng cho mình là bầu trời, lúc nào cũng muốn chinh phục mọi thứ cho dù không thuộc về mình. Nhưng quên rằng gia đình lúc nào cũng ở phía sau chờ đợi.
Vở diễn sẽ tiếp tục trình diễn vào các ngày 2,3,4 tháng 9 năm 2022 tại sân khấu kịch Hồng Vân (70-72 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, TPHCM) sau khi nhận được nhiều lời khen cho “Thương thì thương thế thôi” qua suất diễn đầu tiên.