Theo những thông tin thu được từ nghiên cứu toàn cầu của 3M, người dân muốn nghe các nhà khoa học chia sẻ nhiều hơn, giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu, tăng cường chăm sóc sức khỏe và các ngành STEM.
Thành phố Hồ Chí Minh, 14 tháng 6 năm 2022 – Các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục tin tưởng vào khoa học, nhưng các thông tin sai lệch có thể hủy hoại niềm tin này. Tuy nhiên, vẫn còn đó những cơ hội để khoa học giải quyết các vấn đề xã hội, bao gồm biến đổi khí hậu, công bằng y tế và các ngành STEM (Khoa học, Công Nghệ, Kỹ Thuật và Toán học). Các thông tin này nằm trong những phát hiện từ State of Science Index 2022 (tạm dịch: Số liệu về Thực trạng Khoa học 2022) của 3M – một khảo sát toàn cầu về nhận thức dành cho khoa học. Cuộc khảo sát được tiến hành bởi công ty khoa học toàn cầu 3M tại 17 nước, với sự tham gia của 1000 công dân từ mỗi quốc gia.
Ông Jim Falteisek, Phó Chủ tịch Cấp cao Quan hệ công chúng khu vực Châu Á kiêm Giám đốc Điều hành 3M Hàn Quốc, cho biết: “Khi bước vào thời kỳ hậu đại dịch, xã hội vẫn không ngừng đề cao và tin tưởng vào khoa học, nhưng chúng ta cần tiếp tục mở đường cho các giao tiếp khoa học đáng tin cậy, từ đó thực hiện việc quan trọng nhất là kết nối khoa học và các vấn đề lại với nhau. Chúng tôi rất vui mừng được công bố các kết quả từ khảo sát Số liệu về Thực trạng Khoa học 2022 nhằm quan sát cách chúng ta nghĩ và cảm nhận về lĩnh vực này cũng như tác động của nó đối với thế giới, sau cùng là thu hẹp các khoảng cách giữa hai yếu tố này.”
Khi chúng ta vượt qua đại dịch, niềm tin vào khoa học (91%) và các nhà khoa học (87%) vẫn duy trì ở mức rất cao tại các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương khi có tới hơn một nửa dân số tin rằng khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống (57%, với trung bình toàn cầu là 52%*). Mặc dù vậy, phần lớn dân số ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tin rằng có sự phát tán thông tin sai lệch đến từ các nguồn tin truyền thống (71%) (ví dụ như các trang báo trực tuyến, báo in hoặc các buổi phát sóng/truyền hình) và/hoặc thông qua mạng xã hội (85%) đe dọa sự uy tín của khoa học. Trên thực tế, những người tham gia khảo sát vẫn có xu hướng hoài nghi khoa học hơn nếu so với trung bình toàn cầu (36% tại đây so với 29% toàn cầu*).
Tuy nhiên, APAC công nhận rằng khoa học không thể tách rời khỏi đời sống, và đa số (81%) tin rằng việc coi thường khoa học sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Khủng hoảng sức khỏe cộng đồng (60%), chia rẽ xã hội (55% so với mức 57% toàn cầu), và diễn biến trầm trọng của tác động từ biến đổi khí hậu (54% so với mức 53% toàn cầu) là những hậu quả to lớn nhất nếu con người không thể đặt niềm tin vào những bảng tin thời sự về khoa học. 82% dân số tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mong muốn nghe các nhà khoa học chia sẻ nhiều hơn về những gì họ làm, từ đó đưa ra cơ hội tuyệt vời cho truyền thông khoa học dẫn đường tương lai.
Đối mặt với biến đổi khí hậu: lo lắng nhưng không hành động
Theo khảo sát, phần lớn người tham gia nghiên cứu tại APAC cho biết họ lo ngại rằng một ngày nào đó họ hoặc người thân có thể phải di dời khỏi nơi sinh sống do thời tiết khắc nghiệt liên quan đến việc biến đổi khí hậu (84% so với 79% trên toàn cầu). Bất chấp những lo ngại này, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ít có xu hướng hành động để thay đổi. So với dân số toàn cầu, họ ít khi thực hiện các hoạt động để cuộc sống trở nên bền vững hơn trong sáu tháng qua, ngay cả những hành vi phổ biến nhất, bao gồm: (1) giảm nhựa (51% so với 53% trên toàn cầu); (2) tái chế vật liệu (47% so với 54% trên toàn cầu); và (3) giảm sử dụng nước (41% so với 48% trên toàn cầu).
Đối với các doanh nghiệp, những người tham gia khảo sát mong muốn họ thực hiện các hành động sau đây để xây dựng một tương lai bền vững hơn, bao gồm: (1) giảm lượng nhựa sử dụng trong các sản phẩm (58%, ngang bằng với toàn cầu); (2) sử dụng vật liệu tái chế và tái tạo trong các sản phẩm (53% so với 54% trên toàn cầu); và (3) giảm thiểu chất thải từ cơ sở sản xuất (52%, ngang bằng với tỉ lệ toàn cầu).
Trong thời gian dài, 3M đã chú ý đến các mong muốn này thông qua Khung chiến lược Bền vững. Khung chiến lược này định hướng khả năng khoa học của 3M đến việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, cải thiện các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường của công ty và tạo ra một thế giới tươi đẹp hơn. Một ví dụ cụ thể là 3M đang nỗ lực hướng đến việc giảm bớt sự phụ thuộc vào nhựa nguyên sinh hóa thạch xuống mức 125 triệu pound vào năm 2025. Bên cạnh đó, công ty đang tiến đến việc sử dụng 50% điện tái tạo tại tất cả các cơ sở hoạt động trên toàn cầu, vượt cả mục tiêu đặt ra đến năm 2025.
Cơ hội để ngành khoa học tạo tạo ảnh hưởng đến xã hội
Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Số liệu về Thực trạng Khoa học 2022 cho thấy các ưu tiên hàng đầu bao gồm giải quyết vấn đề chênh lệch trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các nguyên nhân gốc rễ của sức khỏe. Đối với các tiến bộ trong công bằng xã hội và thay đổi, việc đảm bảo được sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao bất kể tuổi tác, giới tính, chủng tộc/dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội, vị trí và các yếu tố khác là ưu tiên số một của người dân ở khu vực APAC khi có đến 78% xác định đây là ưu tiên hàng đầu cho xã hội trong 5 năm tới. Xếp thứ hai là là việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ phi truyền thống của sức khỏe trong các nhóm không được phục vụ và không được đại diện, với 73% người bình chọn.
Người dân ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng mong đợi các tập đoàn ưu tiên hợp tác với ngành chăm sóc sức khỏe và các đơn vị khác khi nói đến việc (1) nâng cao chất lượng chăm sóc (51%) và (2) giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của sức khỏe trong các các nhóm không được phục vụ và không được đại diện (47%).
Nhận diện những rào cản trong sự bình đẳng của STEM
Tính đa dạng và hòa nhập của STEM là một lĩnh vực then chốt cần nghiên cứu. 85% người tham gia khảo sát tại APAC cho rằng có những rào cản đối với các học sinh theo đuổi chương trình giáo dục STEM. Các hạn chế hàng đầu bao gồm: (1) thiếu sự tiếp cận (NET)4 (78% so với 74% trên toàn cầu); (2) không đủ khả năng tạo ra một nền giáo dục STEM mạnh (48% so với mức trung bình toàn cầu là 47%); (3) học sinh gánh vác quá nhiều trách nhiệm cá nhân và không thể tập trung vào việc học tập STEM (ví dụ như phải kiếm tiền, làm việc nhà, trông trẻ nhỏ trong gia đình) (43% so với 37% trên toàn cầu).
Phần lớn người tham gia khảo sát tin rằng nhóm thiểu số không có người đại diện thường không có sự bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục STEM (74% so với 71% trên toàn cầu). Đặc biệt, phụ nữ phải đối mặt với nhiều thách thức trong suốt hành trình học tập STEM của họ. Trong toàn khu vực, 83% đồng ý rằng cần phải hành động nhiều hơn nữa để khuyến khích và duy trì việc học tập STEM của phụ nữ/trẻ em gái. 65% cũng tin rằng phụ nữ rời bỏ các công việc STEM vì họ không được hỗ trợ đầy đủ và 62% nói rằng phụ nữ/trẻ em gái cảm thấy chán nản hơn khi theo đuổi ngành kỹ thuật so với các lĩnh vực khoa học khác.
Do đó, cộng đồng khu vực APAC đang kêu gọi các nhà khoa học và doanh nghiệp đẩy mạnh tính công bằng và đại diện của STEM trong lực lượng lao động. 90% đồng ý rằng cộng đồng khoa học nên nỗ lực nhiều hơn để thu hút nguồn lao động đa dạng (so với 88% trên toàn cầu) và 87% tin rằng các công ty khoa học sẽ có tác động tích cực hơn đến xã hội nếu có thêm sự đa dạng và tính đại diện hơn trong đội ngũ lao động của họ (so với 84% trên toàn cầu).
Bà Chan Yen Sze, Lãnh đạo Hoạt động Nghiên cứu và Phát triển 3M Đông Nam Á, chia sẻ: “Bản thân tôi là một trong số ít người may mắn được ủng hộ mạnh mẽ từ khi còn trẻ. Chính điều này đã giúp tôi giữ lửa với đam mê khoa học và trưởng thành như ngày hôm nay. Đây cũng là lý do tại sao tôi có niềm tin mạnh mẽ khi việc đầu tư vào các cộng đồng có nguồn lực hạn chế. Mục tiêu tập trung giáo dục toàn cầu của 3M là tạo ra năm triệu trải nghiệm STEM độc đáo, tạo kỹ năng cho các cá nhân có trình độ thấp đến cuối năm 2025. Từ đó, chúng tôi sẽ tạo ra sự khác biệt cho nhiều nhà khoa học tương lai và bảo đảm đường dài trong việc thúc đẩy công bằng kinh tế.”
Những công nghệ của tương lai mang lại hy vọng, nhưng vẫn còn nhiều sự thiếu chắc chắn
Những công nghệ của tương lai hứa hẹn sẽ đem lại nhiều hứng thú cho người dân trong khu vực. 75% người tham gia khảo sát cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) là một công nghệ thú vị, có thể tạo ra nhiều tác động cho cuộc sống hàng ngày (so với 65% trên toàn cầu). Khoảng một phần ba (31% so với 28% trên toàn cầu) của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tin rằng ô tô tự lái sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong vòng 5 năm tới và 79% (so với 71% trên toàn cầu) sẽ chấp nhận ngồi trên một chiếc ô tô tự lái, hoặc trong một chiếc xe tự lái không có người điều khiển.
Tuy nhiên, 53% người tham gia khảo sát vẫn lo lắng rằng những tiến bộ của AI trong vòng 5 năm tới sẽ khiến họ mất việc (so với tỷ lệ trên toàn cầu là 47%). Phần lớn (73%) lo lắng về việc liệu họ có thể theo kịp thị trường việc làm ngày càng đòi hỏi các kỹ năng số hóa (so với con số 64% trên toàn cầu). Và các quyết định do các công ty đưa ra chính là chìa khóa để xoa dịu những nỗi lo này, vì khoảng chín trên mười người được hỏi tin rằng người sử dụng lao động nên hỗ trợ tài chính hoặc hoàn trả chi phí đào tạo kỹ năng mà người lao động phải bỏ ra.
Để khuyến khích quá trình học hỏi kiến thức mới, 3M đã mở rộng cổng thông tin học tập trực tuyến có tính cá nhân hóa (bespoke) và tiếp tục lắng nghe phản hồi của nhân viên về cách cải thiện các công cụ này. Nhân viên 3M hiện có thể dễ dàng truy cập hàng nghìn tài nguyên khác nhau, từ mô-đun điện tử, các bản tóm tắt sách và video đào tạo kỹ năng.
Ông Jim Falteisek kết luận: “Tại 3M, chúng tôi đang làm việc chăm chỉ mỗi ngày để khai phá sức mạnh của mỗi cá nhân, hình thành nhiều ý tưởng và tận dụng sự phát triển của khoa học. Bên cạnh đó, 3M cũng muốn thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa nhằm tạo ra một thế giới bền vững và bình đẳng hơn cho thế hệ tương lai. Kết quả từ các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề cần tới nỗ lực của cả cộng đồng và các doanh nghiệp, đồng thời tiếp thêm hy vọng cho chúng tôi vào những bước đi hiện tại của công ty”.
Tại 3M (Mã giao dịch trên sàn chứng khoán NYSE:MMM), chúng tôi tin rằng khoa học có thể góp phần thay đổi thế giới. Mỗi ngày, các nhân viên của 3M trên toàn cầu đang cố gắng nỗ lực để áp dụng khoa học và đổi mới vào đời sống để có thể tạo ra những ảnh hưởng thực sự tích cực lên cuộc sống của mọi người trên toàn thế giới.